Ơn Cứu Độ
Sài Gòn- 12/03/2013
Ngày
Tĩnh Tâm Thứ 2 mà hôm nay tôi được tham gia tại giáo xứ Tân Định có chủ đề là:
"Ơn Cứu Độ".
Bước
vào buổi cầu nguyện, cộng đoàn giới trẻ chúng tôi được ca đoàn bắt cao lời bài
hát "Thánh Thần Hãy Đến" dường như trong tôi được đánh thức biết bao
điều thánh thiện mà từ rất lâu rồi đã ngủ quên. Đầu tiên thì Cha Hoàng- dòng
Donbosco nhắc lại cho chúng tôi về chủ đề ngày hôm qua. Nhấn mạnh hơn một
điều rằng chúng tôi hiện đang có một gia tài to lớn mà Thiên Chúa đã ban tặng
trên mảnh đất Sài Gòn này và Cha còn nói thêm rằng chúng tôi đã biết cách sử
dụng cái gia tài đó một cách khôn ngoan và hữu hiệu chưa, đặc biệt hơn là chúng
tôi đã biết trao ban cái phẩm giá làm con lại cho người anh, em mình đang mắc
lỗi giống như người cha nhân hậu trong dụ ngôn. Cha cũng kêu gọi chúng tôi cũng
trao đi cái phẩm gia làm con cho mọi người xung quanh mình mỗi khi họ vấp phạm
như chính Thiên Chúa đã trao ban cho chúng tôi.
Để dẫn giải cho chủ đề: “Ơn Cứu Độ” thì cha đã đưa ra một
hình ảnh là Thập Giá Đức Ki Tô để làm rõ nét hơn Hồng Ân mà Thiên Chúa đã trao
ban cho con người một cách nhưng không. Từ thời các thượng tế, kinh sư và luật
sĩ thì với họ Thiên Chúa là một Đấng “công thẳng” ai làm điều sai trái, lỗi
nghĩa với luật Chúa là Ngài phạt “cho chết ngay” trở thành một Thiên Chúa Tình
Yêu. Và theo dòng lịch sử của Hội Thánh thì cây thập giá của Đức Ki-tô cũng là
đỉnh điểm của sự Thất Bại và cũng chính nơi đó chính là tột cùng của Vinh quang
và suối nguồn của sự sống, niềm tin, hy vọng cho nhân loại. Cha đã trích dẫn
câu nói của một triết gia rằng: “bạn không thể tìm một thập giá mà không có Đức
Ki-tô vì nơi đó chỉ toàn là sự tuyệt vọng nhưng bạn cũng không thể tìm một Đức
Ki-tô mà không có thập giá vì nơi đó chỉ là sự ảo tưởng”. quả thật chỉ có thập
giá mà thôi thì chỉ thấy một Thiên Chúa rất gần với con người, từ một Thiên Chúa
công thẳng, nghiêm minh trở nên xác phàm là Thiên Chúa là Tình Yêu rồi gần hơn
nữa là đến giữa chúng dân Do Thái và gần đến mức con người ta có thể khinh
thường, đóng đinh Ngài. Cha cũng đã chưng dẫn ra 3 thật bại của Chúa:
Thất bại thứ 1 là về chính trị. ở đây không phải nói về
chính trị người đời mà chính trị ở đây là sự nhận định, là lối suy nghĩ của Đức
Ki-tô khi đến thế gian này. Thuở ấy, người Do Thái sống chìm ngập trong cả hàng
ngàn lề luật, sống trong cảnh giữ thì mệt mà bỏ thì không xong và Đức Giê-su
nghĩ rằng Ngài đến để ban cho nhân loại sự tự do đích thực đó là ban bố giới răn
mới là “Mến Chúa và Yêu Người”. Với con người thời bấy giờ thì việc mắc những
căn bệnh về thể lý chính là dấu hiệu sự trừng phạt của Thiên Chúa và Đức Giê-su
đã đến chữa lành mọi bệnh tật, thậm chí còn chữa cả những căn bệnh về mặt tinh
thần. Tuy nhiên, Ngài những tưởng chúng dân sẽ đón nhận Ngài, sẽ hạnh phúc vui
sống đón nhận những niềm tự do nội tâm đích thực và Ngài đã lầm, dân chúng đã
nộp Ngài cho Philato.
Thất bại thứ 2 là về mặt Tôn Giáo. Ngài những tưởng mang
đến một chân trời chân lý mới, một sức sống mới, giải thoát cho dân Ngài khỏi
những siềng xích của những lề luật nhưng đó cũng chính là thứ làm cho dân
chúng, những thượng tế đâm ra đối đầu với Ngài. Rõ nét hơn là quan Phi-la-tô đã
nói: “Chính những thượng tế, dân của ông đã nộp ông cho tôi” Ngài đã thất bại
trong việc truyền rao chân lý của Chúa cho người Do Thái.
Thất bại thứ 3 là về mặt tình thân. Dày công dạy dỗ, hướng
dẫn, ấy vậy mà trong vườn cây dầu khi bị bắt tất cả các môn đệ đều chạy tán
loạn để cho Đức Giê-su ở lại một mình. Với Giu-đa thì ông đã dùng chính dấu chỉ
của tình yêu, biểu tượng hạnh phúc nhất của tình yêu đó chính là nụ hôn để trao
nộp Người cho quân lính.
Xem chừng ra với 3 thất bài đó thì công cuộc của Chúa xem
ra thất bại toàn tập, nhưng không, Ngài đã Vinh Quang bởi Cái chết cả Chúa
Giê-su trên cây thập giá xưa không phải là chấm hết vì Chúa Cha đã cho Ngài
phục sinh và điều ấy cũng chưa là sự chấm hết vì Thiên Chúa vẫn chưa hoàn tất
công cuộc sáng tạo của Ngài. Chính điều đó cũng là một lời mời gọi giới trẻ
chúng tôi cộng tác vào công cuộc sáng tạo cho thế giới ngày nay.
Trong khoảng thời gian làm việc tại Lâm Đồng thì cha đã
được nghe một bài thơ của một chiến sĩ công an sau khi đi đưa tang người thân
của mình. Tôi không thể nhớ bài thơ một cách trọn vẹn nhưng chỉ nhớ là:
…
Mai
này rỗi cũng đến ta
Để
lại mọi thứ về nơi vĩnh hằng
Mai
ngày rồi cũng đến mình
Cỏ
cây vẫn mọc lá hoa vẫn đầy
…
Và với những dòng thơ này cho thấy
được sự khát khao một điều gì đó sau khi chết của một chiến sĩ công an được đào
tạo trong một xã hội giáo dục vô thần. sau khi chết họ vẫn biết là mình về nơi
vĩnh hằng… thế giới ngày nay có rất nhiều triết lý sống và trong đó thì triết
lý chết là hết. một triết lý nối suy ra thì có lẽ cuộc sống thật vô nghĩa. Nếu
sống và sau đó chết là chấm hết thì thử hỏi bao nhiêu người còn muốn đi tu, bao
nhiêu người còn muốn dấn thân cho những công việc bác ái, và ai sẽ là tra tay
vào việc giúp đỡ cho người nghèo, bần cùng trong xã hội. và nếu là chết sẽ là
dấu chấm hết thì câu nói “vì hạnh phúc và tương lai con em chúng ta thì kệ cha con em chúng nó” có lẽ
là đúng thật. Để làm sáng tỏ hơn về điều này thì trong bài giảng của cha
thì thế giới ngày nay tựu chung lại chúng ta thấy có 2 cực đó là một cực thì
sống cho chính lợi ích cá nhân của mình và cực kia là sống vì tha nhân.
Trong một thời gian xã hội rầm rộ với một
trường hợp cụ ông hơn 80 tuổi bị con cái hất hủi ra đường, đùn đẩy trách nhiệm
nuôi dưỡng ông của những người con đã nói lên sự suy đồi đạo đức của một bộ phận
nhỏ tại đất Thủ Đô và không chỉ có ở Thủ Đô mà một số nơi cũng có phẳng phất những
hình ảnh đó. Một lối sống ích kỉ, mưu lợi cho lợi ích của cá nhân đã tràn vào
con người nếu như theo chủ trương chết là hết. cha có kể một câu chuyên về một
người quen của cha ở Mỹ khi đi mua sách học y khoa cho con, bởi sách học tập ở
Mỹ rất đắt, mua 6-7 cuốn sách cũng có giá lên đến 500-600 đô la Mỹ nhưng được đổi
lại trong vòng 3 tuần. thì ngươi cha mới nói với người con mình rằng: “ thôi
thì mình mua 3 cuốn thôi rồi footnote lại sau đó ra đổi 3 cuốn khác về đọc” và
người con mới nhìn thẳng mặt người cha nói lớn rằng: “ăn cắp vì các nhà khoa học
đã tốn rất nhiều chất xám để họ viết ra cuốn sách đó mà cha lại làm vậy thì
đúng là ăn cắp” và người cha sửng sốt, chợt nhận ra rằng mình đang dạy điều xấu
cho con mình. Nhìn lại bối cảnh ở Việt Nam thì việc photo sách, in lậu hay
trưng dẫn nguồn, không xin phép bản quyền, không trả tiền bản quyền dường như
diễn ra thường xuyên. Thấy cái nào hay, kịch bản hay, bài hát hay để làm văn
nghệ, nếu xài được là chơi láng hết không cần hỏi hang gì cả. và dần dần nó trở
thành bình thường, chuyện chẳng ai quan tâm. Đó cũng chính là một lối sống ích
kỉ cho bản thân mà quên đi mọi thứ xung quanh mình.
Cực thứ 2 là sống cho tha nhân. Trong một
lần cha có đến trung tâm nuôi dưỡng người mắc bệnh phong Tuy Hoà. Khi đến thì
cha được gặp 2 sơ, một sơ thì 78 tuổi và sơ còn lại là 80 tuổi. trò chuyện thì
được biết 2 sơ đã ở đây được 50 năm- một khoảng thời gian dài sống cho người mắc
bệnh phong, cha cũng kể lại chuyện rằng khi cha dâng thánh lễ tại nhà nguyện
thì những người bình thường và các sơ ngồi những hàng ghế trên và những người mắc
bệnh phong ngồi phía sau nơi khu vực riêng dành cho họ thì khi cha xuống trao
mình thánh thì có một người chẳng may chạm lưỡi của mình vào ngón tay cha thì
điện liền chạy khắp người của cha bởi cha cảm thấy sợ. Và điều đó khiến cha cảm
phục 2 sơ đã phục vụ cho những bệnh nhân ở đó suốt 50 năm trời.
Có một lần cha phục vụ tại giáo phận Lạng
Sơn, một giáo phận có diện tích rộng giáp biên giới Trung Quốc mà chỉ có hơn
6000 giáo dân. Vì gần biên giới nên đồ đạc, hàng hoá từ Trung Quốc tràn về rất
nhiều mà dân chúng ở đây nghiện ma tuý rất đông và tha hoá đạo đức một cách khủng
khiếp. trước toà giám mục có một mảnh vườn nhỏ chùng 50 mét vuông thì sáng sáng
các thầy Donbosco và một vài chú ra làm vườn thì đều nhặt được những ống kim
chích, thỉnh thoảng lại có nhưng cây kim mà người ta dùng xong phóng lên cây,
các thầy phải lấy xuống, có lần chẳng may thì bị kim tiêm rôi trúng vào chân và
được tức tốc vào Sài Gòn để làm hàng loạt các xét nghiệm y khoa. Và hầu hết gia
đình ở một giáo họ lẻ hơn 100 giáo dân thì toàn là phụ nữ vì con trai và chồng
của họ cũng đã chết vì ma tuý. Tuy nhiên điều đáng mừng tại đây có là sự xác nhận
của các cán bộ nhà nước rằng: “nơi nào có nhà thờ thì nơi đó ít đi tệ nạn, trộm
cắp và an ninh hơn” hay tại Lâm Đồng thì chính một chiến sĩ công an nói với
Cha: “khi học ở trường thì người ta dạy rằng Tôn Giáo là liều thuốc phiện mê muội
dân tộc nhưng nay khi làm việc, tiếp xúc thì con nhận thấy Tôn Giáo đồng hành
cùng dân tộc” điều đó cho thấy những công lao đóng góp của anh, chị, em giáo
dân nơi những vùng đó đã sống đạo thật tốt để minh chứng cho Tình Yêu của Thiên
Chúa.
Để kết thúc buổi giảng thứ 2 cha cũng đã
mời gọi mỗi người trẻ phải có những việc làm cụ thể để cộng tác vào công cuộc
rao giảng Tình yêu của Thiên Chúa đang thực hiện.
No comments:
Post a Comment