Monday, March 11, 2013

Đặc Ân





Tôi được dự 1 buổi tĩnh tâm mùa chay với 1 cha Dòng Donbosco, có lẽ tôi thực sự vui sau bài giảng của Cha. Mở đầu buổi tĩnh tâm là cả cộng đoàn dân Chúa cùng cất cao hát bài: “Cầu Xin Chúa Thánh Thần” như liệu pháp để cho tất cả mọi người đất gần nhau hơn và nhất là được dẫn lối trong ơn lành của Chúa Thánh Thần. sau đó cả cộng đoàn được Cha giảng phòng công bố Tin Mừng về dụ ngôn Người Cha Nhân Lành.
Đọc Tin Mừng xong, điều đầu tiên là Cha hỏi chúng tôi- những người trẻ đang hiện diện tại giáo xứ Tân Định rằng: “trong đây thì bạn nào là người từ các tỉnh khác nhập cư vào Sài Gòn”, sau câu hỏi thì có khoảng vài chục cánh tay đưa cao lên và Cha tiếp tục chia sẻ: “với bài chia sẻ hôm nay thì tôi dành riêng cho các bạn tại Sài Gòn, và các bà Soeur cũng như á Soeur đây thì nghe cho vui” và cười nghiêng ngả cả nhà thờ. Cha còn nói đùa rằng các Soeur là “hàng cúng”
Mở đầu bài chia sẻ thì Cha đã dẫn giải ra rằng mỗi người trẻ chúng tôi đều có một gia sản tại chính mảnh đất Sài Gòn này mà chúng tôi không hề hay biết. thứ nhất đó là chúng tôi đang sống và sinh hoạt tại một nơi đắc địa- là nơi giao thương của các ngành buôn bán, mọi thứ tiện nghi nhất đều có ở mảnh đất Sài Gòn. Khí hậu trên mảnh đất này cũng thuận tiện chứ không như vùng đất Hà Tĩnh- nơi có thể nóng quăn cả chiếu hay gió lộng vùng Đèo Ngang ấy mà cha nói đùa là “Đang Nghèo”. Điều thứ hai đó là Sài Gòn là nơi mọi người trẻ đều có thể dễ dàng tiếp thu những tinh hoa của các nền tri thức, tiếp nhận một cách nhanh chóng các công nghệ khoa học kỹ thuật mà những nơi khác không có. Để dẫn giải cho điều thứ hai này thì Cha đã kể cho cộng đoàn chúng tôi nghe một câu nguyện về một gia đình nghèo tại một vùng quê- như lời cha kể thì nó chỉ như một cái chòi lá tạm bợ sống qua ngày, trong nhà có một góc học tập gọn gang, sạch sẽ với những tấm bằng khen của cô con gái năm nay học 12. Cha hỏi cô bé: “thế con có muốn đi học đại học, cao đẳng không?” thì mẹ cô bé mới trả lời: “chắc không đâu cha ơi! Vì nhà con nghèo quá” thế thì cha mới cho cô bé số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (email) của mình và nói với cô bé đó: “đây là số điện thoại và email của cha, khi nào con muốn vào Sài Gòn thi đại học thì cứ liên lạc với cha thì chúng ta cùng nhau nói chuyện tính cách” và cô bé mới nói: “thưa cha con cũng không biết nữa, con không biết dùng vi tính”. Và câu chuyện đó cha cũng kết luận rằng chính tại Sài Gòn này đây nếu như một bạn trẻ mà không biết dùng vi tính thì có thể coi đó là một người từ cõi trên. Và suy nghĩ đến những mảnh đời ở những vùng quê, mà nơi đó họ còn không biết đến vi tính là gì hay thậm chí là cái điện thoại. Điều thứ ba mà cha chia sẻ với chúng tôi có một gia tài đó là những chương trình sinh hoạt Đức Tin Công Giáo được diễn ra dễ dàng vì đường kính kéo từ Thủ Đức đến Cần Giờ của giáo phận Sài Gòn chỉ độ chừng 30 cây số nên việc quy tụ người trẻ rất thuận tiện. Cha cũng đã ví dụ một vài nơi mà cha đã đến thì người trẻ từ các vùng Hà Tĩnh, Cam Ranh…đã từ lâu rồi không còn người trẻ vì họ đã rời khỏi xứ mà đi lên các thành phố lên kiếm việc làm cũng như học hành. Với ba điều ấy thì Cha khẳng định rằng chúng tôi đang có một tài sản kếch xù nhưng điều lưu tâm rằng chúng tôi có muốn như người con thứ chia gia tài mà đem đến nơi khác hay không. 


Tiếp tục bài chia sẻ của mình thì cha đặt cho giới trẻ chúng tôi 2 câu hỏi nữa đó là: “ theo các bạn thì cái gì làm cho bạn trẻ ngày nay quan tâm nhất” và có câu trả lời theo cha đúng nhất đó là chiếc điện thoại. Cha cũng dẫn giải bằng một câu chuyện có thật đó là Cha tham gia huấn luyện cho hơn 100 bạn linh hoạt viên tại Giáo Phận Huế thì có một điều rằng tất cả những ai tham gia thì được phát một cái bao nilon và bỏ vào đó điện thoại, đồng hồ, sau đó được ghi tên, bấm gim lại rồi cho hết vào một cái thùng và chính tay cha niêm phong cái thùng đó lại để chắc chắn một điều rằng các tham dự viên tham gia trọn vẹn hai ngày huấn luyện mà không bận tâm về thế giới bên ngoài. Cha cũng kể vui một câu chuyện trong chương trình huấn luyện đó thì có hai cô bé ngồi dựa cột thưa: “Cha ơi! Cho con mượn lại điện thoại một chút được không?” cha hỏi: “sao mượn lại thế con?”. “dạ đêm nào cũng nhắn tin rồi sau đó mới đi ngủ, hôm nay không có nên thấy nhớ nhớ” cô bé đáp. Với điều đó thì cha cũng nhắc nhở với các bạn trẻ một điều rằng con người ngày nay dần dần bị lệ thuộc vào những thứ tưởng chừng như là giúp ích cho con người. cha cũng ví dụ rằng có một trường hợp trong đợt huấn luyện ấy, một bạn trẻ sau khi kết thúc khoá, mở điện thoại thì có đến 142 cuộc gọi nhỡ. Điều đó cho thấy bạn ấy có mối tương giao rất rộng, tuy nhiên tưởng chừng điều ấy là thuận lợi, là tiện ích nhưng chính điều ấy làm con người ta quá lệ thuộc vào của cải, vật chất.
Câu thứ hai mà cha hỏi là: “điều gì các bạn quan tâm nhất khi ra ngoài xã hội?” câu trả lời là: “kiếm được bao nhiêu tiền?”. như đã đưa dẫn chứng từng trước thì các bạn trẻ ở các nơi nghèo khổ đã nhập cư vào Sài Gòn để kiếm sống hết cả nên sinh hoạt giới trẻ tại các nơi đó rất èo uột và nghèo nàn. Cha cũng kể cho chúng tôi nghe về chuyến thăm tu viện nữ Calmen tại Miền Bắc với một anh nhà báo Pháp Luật và một anh kiến trúc sư. Vì đi vào 6 giờ tối nên cha và những người bạn của mình phải xin phép đặc biệt mới được vào. Bên trong tu viện thì anh bạn nhà báo Pháp Luật hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi trong tu viện của các Soeur giống như cái tù vì có rất nhiều song sắt hay cha còn tả về cái bàn xoay có một không hai trên quả đất trong tu viện nữ. Nó là một cái bàn gỗ và có một cái màn che cắt giữa cái bàn. Khi người nhà của một soeur muốn gởi đồ vật gì thì cứ để lên bàn rồi xoay vô trong, soeur đó nhận, chấm hết. nghĩa là các Soeur sống tách biệt hoàn toàn với cái thế giới bên ngoài. Trong cuộc trò chuyện của cha với hai anh bạn thì người bạn kiến trức sư bảo: “nếu ở trong đây 3 ngày thì chắc con ra dại mất” và đáp theo lời đó thì anh bạn nhà báo thốt lên: “3 ngày cơ á! Tôi chỉ cần 3 giờ tôi là đã điên rồi” điều ấy là để cha muốn nhấn mạnh sự lệ thuộc của con người vào điện thoại, internet, cuộc sống chạy đua kiếm tiền của con người ngày hôm nay. Câu chuyện tiếp theo mà cha kể cho chúng tôi nghe đó là về hai Soeur dòng Đaminh Rosa Lima tại giáo phận Kon-tum. Các Soeur đã đến gặp cha và hoan hỉ nói rằng các chị đã được Đức Cha Oanh cho phép không phải vào trong làng của anh chị em công giáo hằng ngày nữa. điều này khiến cha ngỡ ngàng vì sao các Soeur mà lại có tính thần thoái lui trong phục vụ đến vậy, tuy nhiên, sau khi nghe các Soeur kể rằng hằng ngày các chị phải vượt hơn 30 cây số đường đất đỏ- mùa nắng thì bụi mịt mù, mùa mưa thì lầy lội và hơn 40 cây số đường lộ để đến ở cùng một xóm nhỏ với 14 gia đình Công Giáo từ Thanh Hoá di cư vào. Với công việc là hiện diện với họ, cùng đọc kinh, sống nâng đỡ đời sống Đức Tin cho nhau bằng chuỗi Mân Côi hằng đêm. Câu chuyện này để cho bạn trẻ chúng tôi nhận ra được sự hiến trao và những cuộc đời cần được chia sẻ.
Câu chuyện cuối cùng mà cha kể cho chúng tôi là khi cha đến một trung tâm chăm sóc người mắc bệnh phong nằm giữa núi rừng đại ngàn, nơi trung tâm ấy không có điện, không có internet, không có điện thoại, nhà cửa thì sập sệ và ngày cha đến là ngày mưa tầm tã không ngớt. cha đã chợt thấy một hình ảnh một người bệnh đội mưa chạy về nhà của mình mà theo cha thì họ gọi đó là nhà nhưng ai không biết sẽ lầm tưởng đó có thể là một cái chuồng chó bec-zê của một người giàu nào đó trên Sài Gòn. Và Cha cũng hỏi anh, chị em trong đoàn rằng nếu lỡ chúng ta ở lại đây giữa muốn vàn thiếu thốn này đêm nay thì anh, chị nghĩ sao? Đó cũng là câu hỏi cho người trẻ chúng tôi cần suy nghĩ.
Để đúc kết cho ngày đầu tiên thì cha đã nhấn mạnh lại rằng giới trẻ chúng tôi tại mảnh đất Sài Gòn này đây hiện đang có rất nhiều điều thuận tiện. có muốn nên như người Cha nhân hậu đã cho đứa con một cơ hội để vươn lên hay trở nên ích kỉ như người anh trai thì đó là quyết định của chúng tôi. Bài hát “Tình Người” cũng thay lời kết cho buổi tĩnh tâm thứ nhất của Cha và những lời cha giảng cũng làm tôi bồi hồi, xao xuyến

No comments:

Post a Comment